So sánh điểm khác nhau giữa đại lý hải quan và người khai thuê hải quan
07 09, 2017 admin
So sánh điểm khác nhau giữa đại lý hải quan và người khai thuê hải quan
Người khai thuê hải quan và đại lý hải quan đều cung cấp những dịch vụ thông quan nhưng có những khác nhau cơ bản:
ĐẠI LÝ HẢI QUAN :
– Đứng tên doanh nghiệp của mình với chữ ký và dấu pháp nhân trên tờ khai của chủ hàng với vai trò là đại lý.
– Chịu trách nhiệm cao với cơ quan hải quan về tờ khai.
– Phải có đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo, thi đạt chứng chỉ nghiệp vụ hải quan và được Tổng cục Hải quan công nhận bằng văn bản.
NGƯỜI KHAI THUÊ HẢI QUAN
– Không trực tiếp có tên trên tờ khai, hồ sơ khai quan của chủ hàng. Với cơ quan hải quan thì người khai thuê chính là người của chủ hàng.
– Có thể là bất cứ ai biết về nghiệp vụ và được chủ hàng thuê làm dịch vụ.
– Người khai thuê hải quan sử dụng giấy giới thiệu của chủ hàng để làm thủ tục hải quan.
+ Những lợi ích của chủ hàng khi thuê đại lý làm thủ tục hải quan
Chủ hàng không cần phải dùng chữ ký số của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống như trước đây. Đại lý sẽ dùng chữ ký số của mình để khai và truyền tờ khai.
+ Trách nhiệm và năng lực của đại lý cao hơn so với hình thức khai thuê.
+ Tuy nhiên cả chủ hàng và đại lý đều đang có tâm lý ngại ký hợp đồng đại lý và ký tên trên tờ khai hải quan. Được biết nguyên nhân cho là do chính sách thuế và chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu phức tạp, các bên lo ngại về mặt pháp lý trong khi chưa có Hiệp hội về đại lý hải quan. Vấn đề này có lẽ sẽ được khắc phục trong thời gian tới, khi ngành hải quan triển khai hệ thống VNACCS và đẩy mạnh phát triển dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.
ĐIỀU KIỆN LÀM ĐẠI LÝ HẢI QUAN
Để trở thành đại lý thủ tục hải quan, một công ty dịch vụ phải có ít nhất 01 nhân viên được đào tạo và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải
Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính đưa ra những quy định chi tiết, trong đó có nhiều quy định mới về thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
– Khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan quy định điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;
b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
c) Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.
– Đại lý hải quan có trách nhiệm quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý hải quan để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền; chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Phải thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý với các trường hợp theo quy định.
– Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện: Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên. Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan. Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Cũng theo Luật Hải quan 2014, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan; cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.